Truy cập nội dung luôn

Quay lại

Cơ hội để phát triển với ngành kỹ thuật Nhiệt?

Trong thời gian những năm gần đây, nhiều học sinh đã biết đến và đăng ký vào ngành Kỹ thuật nhiệt (KTN), có được điều đó là bởi học sinh và phụ huynh đã nắm bắt được tiềm năng phát triển và nhu cầu việc nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn đối với kỹ sư, cử nhân ngành nhiệt lạnh.

PGS. Nguyễn Việt Dũng – Viện trưởng Viện KH&CN Nhiệt – Lạnh cho biết: “Hiện nay nhu cầu sử dụng nhân lực trình độ cao ngành KTN là rất lớn, ước tính 1500 - 2000 vị trí/năm, trong khi năng lực đào tạo hàng năm trên toàn quốc chỉ khoảng 800 - 1200 cử nhân và kỹ sư, nhiều sinh viên ngành nhiệt chỉ mới năm thứ 4 đã có thể tìm được việc làm. Không chỉ có vậy, thị trường lao động tại Nhật Bản và các nước trong khu vực cũng đang rất thiếu nguồn nhân lực của ngành này"

PGS. Nguyễn Việt Dũng khẳng định cơ hội để khởi nghiệp với ngành kỹ thuật nhiệt là rất lớn.

Kỹ thuật nhiệt hay còn được biết đến với cái tên nhiệt lạnh, điện lạnh hay nghề cơ điện là ngành có phạm vi ứng dụng rộng lớn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội cũng như sự thành công của quá trình hiện đại hóa công nghiệp hóa của đất nước. Năng lượng nhiệt là chìa khoá của quá trình sản xuất điện và là thành phần không thể thiếu trong các ngành công nghiệp như: luyện kim, cơ khí chế tạo, dệt may da giày, hóa chất, dầu khí, chế biến thực phẩm... Bên cạnh đó, với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm lạnh, điều hòa không khí là rất lớn.

Năm 2021, theo Viện KH&CN Nhiệt – Lạnh, Trường ĐHBK – một trong những cơ sở đạo tạo uy tín của cả nước cho biết: 95% sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng; Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao, đứng thứ 3 toàn trường. Đặc biệt, một số hướng đi nổi bật của sinh viên khi ra trường là khởi nghiệp với chuyên ngành nhiệt lạnh, làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, tham gia nghiên cứu khoa học và nâng cao hiệu quả các hệ thống nhiệt lạnh,… Thành công trên là kết quả đào tạo của đội ngũ giảng viên trình độ cao với nhiều năm kinh nghiệm và sự tiếp cận thực tiễn gắn với lý thuyết do sinh viên được tham gia thực tập kỹ thuật khi các nhà máy, công ty trực tiếp đề xuất gắn kết với cơ sở đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhiệt lạnh.

Kỹ thuật nhiệt – Đầu tư hiệu quả cho tương lai.

Dễ dàng tìm việc và thích nghi với nhiều vị trí trong xã hội

Chương trình học của ngành KTN được thiết kế với khoảng 25% số môn thuộc cơ khí chế tạo, 15% các môn của ngành điện, 10% các môn về tự động hóa và điều khiển, 50% các môn còn lại là thuộc về lĩnh vực năng lượng nhiệt và năng lượng tái tạo. Khối lượng các môn học cơ bản (đại cương) về toán, vật lý, hóa học cũng thuộc nhóm các ngành cao, chỉ kém các ngành về CNTT, toán , điều khiển - tự động hóa,… trong Trường ĐHBK Hà Nội. Chính bởi được trang bị kiến thức cơ sở vững chắc, kỹ sư ngành nhiệt khi ra trường rất dễ dàng tìm việc làm và thích nghi trong công việc với rất nhiều các vị trí việc làm khác nhau.

Các vị trí việc làm tiêu biểu: Kỹ sư thiết kế, vận hành, nghiên cứu tại các nhà máy nhiệt điện, năng lượng tái tạo, dầu khí, hoá chất, dệt may, xi măng...; các nhà máy sản xuất thiết bị lạnh và điều hoà không khí, nhà máy chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản…; các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ khách sạn, ngành chế tạo ôtô, tầu thủy…; Cán bộ nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các cơ quan quản lý và tư vấn năng lượng.

Cơ hội trúng tuyển và học tập cho các bạn học sinh

Thực tế khảo sát cho thấy, sinh viên đỗ vào ngành KTN của trường ĐHBK thường đặt ngành này ở nguyện vọng 2-4 do đó mức điểm của ngành KTN cũng ở mức trung bình so với toàn trường. Học phí của ngành này cũng ở mức trung bình ngang với các ngành kỹ thuật (KT) khác trong trường như: KT cơ khí, KT cơ khí động lực, KT hàng không, KT sinh học, KT ôtô, KT điện, KT thực phẩm,… Tuy nhiên, sinh viên ngành KTN không chỉ được cơ hội nhận học bổng chung của trường ĐHBK mà còn nhận học bổng của Viện Nhiệt Lạnh và nhiều doanh nghiệp cũng như cơ hội nghiên cứu khoa học, du học và làm việc tại nước ngoài có thể kể đến như: học bổng toàn phần lên tới 25 triệu/năm và học bổng bán phần 10-15 triệu/năm, ngoài ra còn rất nhiều học bổng khuyến khích khác với tổng giá trị từ 200 đến 250 triệu/ năm; chương trình hỗ trợ nghiên cứu 150 triệu/năm; tham gia các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, tham gia lớp học tiếng Nhật và có cơ hội sang Nhật miễn phí,…


Sự kiện sắp diễn ra Sự kiện sắp diễn ra

1 2 3 ... 196 Next

Thư viện Media Thư viện Media

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

5 2 4 6 8 7 9
Đang online: 1916
Hôm nay: 202
Trong tuần: 7424
Trong tháng: 7424